Bố trí tủ bếp thông minh và khoa học là bí quyết để bạn có một căn bếp đẹp. Hãy cùng Tuấn Nghi tìm hiểu những cách bố trí các ngăn tủ bếp hợp lí, khai thác tối đa không gian đa năng của nhà bếp, thuận tiện trong quá trình nấu nướng và giảm thiểu thời gian di chuyển từ khu vực này đến khu vực khác trong phòng bếp.

BẠN ĐỌC LƯU Ý: TUẤN NGHI CHỈ KINH DOANH TỦ BẾP HỢP KIM NHÔM, THÔNG TIN CÁC SẢN PHẨM KHÁC CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO.

Cách bố trí các ngăn tủ bếp khoa học

Để tận dụng tối đa không gian lưu trữ đồ dùng nhà bếp và giúp các đầu bếp dễ dàng tìm kiếm đồ, bạn cần biết cách sắp xếp các ngăn tủ bếp hợp lý. Dưới đây là gợi ý của chúng tôi để bạn tham khảo:

Cách bố trí các ngăn tủ bếp tại khu vực nấu nướng

Khu vực nấu nướng thường được bố trí bếp điện hoặc bếp gas kết hợp với bình gas. Để tối ưu việc thoát mùi thực phẩm, bạn có thể lắp đặt một chiếc máy hút mùi bên trên bếp nấu. Nếu không lắp máy hút mùi thì nên thiết kế một chiếc cửa sổ nhỏ để lọc sạch mùi thức ăn trong không khí.

cách bố trí các ngăn tủ bếp
Lắp đặt một chiếc máy hút mùi bên trên bếp nấu

Để bố trí các ngăn bếp thông minh bạn nên để các loại gia vị khô thường xuyên sử dụng như: tiêu, muối, đường, hạt nêm,… ở ngăn trên cùng. Nếu ngăn chứa còn trống, bạn có thể đặt thêm các hộc nhỏ để đựng một vài đôi đũa, muỗng thường dùng khi nấu ăn.

cách bố trí tủ bếp hợp lý
Ngăn kéo trên cùng đặt các loại gia vị khô

Ngăn kéo phía dưới nên được tận dụng để đặt các loại gia vị đóng chai dạng nước. Ví dụ như dầu ăn, xì dầu, nước mắm… Các vật dụng như vá, sạn thường chiếm nhiều diện tích nên tốt nhất là đặt chúng ở các đinh móc treo tường.

Bên cạnh đó, khu vực nấu nướng cũng là nơi thích hợp để lắp đặt thêm máy rửa chén bát, lò nướng, lò vi sóng. Tùy vào diện tích căn bếp và nhu cầu sử dụng mà gia chủ áp dụng cách bố trí tủ bếp linh hoạt để đem đến sự tiện nghi tối đa.

Cách bố trí ngăn tủ bếp tại khu vực để dụng cụ sơ chế

Khu vực sơ chế thường chứa các vật dụng như dao, kéo, nạo… dùng để sơ chế thực phẩm. Nên lắp đặt kết hợp kệ chứa dao, thớt ngay cạnh nhau để đảm bảo sự thuận tiện. Khu sơ chế cũng có thể được tích hợp thêm các móc treo để đựng thau, rổ…

Lưu ý: Khi lắp kệ dao thớt trong tủ bếp nên đảm bảo mũi dao tránh xa tầm tay trẻ em và tầm tay cửa người nấu, đảm bảo an toàn cho người nấu.

cách bố trí các ngăn tủ bếp
Khay trượt đựng dao và các dụng cụ sơ chế

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể lắp thêm kệ đựng gia vị 2 tầng hoặc tận dụng các ngăn kéo tại khu vực sơ chế để đặt các lọ gia vị. Điều này sẽ giúp các thao tác tẩm ướp thực phẩm trở nên nhanh chóng hơn.

Cách bố trí ngăn tủ bếp tại khu vực rửa

Khu vực rửa đồ là nơi đặt bồn rửa và vòi nước. Thường thì các gia đình sẽ sử dụng loại bồn rửa thiết kế 2 chậu đựng bằng inox, nhôm hoặc đá. Ở trong ngăn tủ dưới, bạn có thể tích hợp các ngăn đựng chất tẩy rửa hoặc thùng rác.

Tốt nhất, gia chủ nên lắp đặt tủ 2 tầng để chứa dung dịch tẩy rửa ở trên và thùng rác ở phía dưới.

cách bố trí tủ bếp hợp lý
Gợi ý cách bố trí các ngăn tủ bếp ở khu vực bồn rửa

Khu vực rửa là nơi có nhiều nguy cơ tích tụ vi khuẩn gây hại. Vì vậy bạn nên lưu ý thường xuyên dọn dẹp, lau chùi khu vực này để giữ vệ sinh và đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

Hiện nay, Tuấn Nghi đang cung cấp các loại phụ kiện tủ bếp thông minh như ray trượt chứa đồ, thùng rác âm tủ nhiều ngăn… Từ đó mang đến sự tiện nghi, hiện đại và tăng tính thẩm mỹ cho căn bếp.

Cách bố trí ngăn tủ bếp tại khu vực chứa nồi xoong, máy móc, đồ dùng

Khu vực chứa đồ dùng thường bao gồm máy móc, xoong nồi, chén bát, ly tách… Cách bố trí tủ bếp hợp lý đó là những vật dụng được sử dụng thường xuyên nhất nên đặt ở phía ngoài cùng để thuận tiện trong quá trình sử dụng.

Chia ngăn tủ bếp thành nhiều ô kệ và mặt trong của cánh tủ bếp có thể được bố trí một số móc treo để đơn giản hóa việc chứa đồ. Tuấn Nghi khuyên bạn nên lắp đặt các loại kệ đựng thông minh, giá bát đĩa nâng hạ, kệ inox gắn tủ bếp cố định… Đây sẽ là những món phụ kiện vô cùng đắc lực giúp đồ đạc của bạn được bố trị gọn gàng, ngăn nắp.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sắm sửa thêm các loại kệ treo tường hay ống đựng để đặt các dụng cụ như muỗng, nĩa, dao, kéo, vá… một cách an toàn và gọn gàng.

cách bố trí các ngăn tủ bếp
Giá bát nâng hạ thông minh giúp đồ đạc của bạn được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp

Cách bố trí các ngăn tủ bếp tại khu vực lưu trữ thực phẩm

Thường thì thực phẩm sẽ được chia thành 2 loại là thực phẩm bảo quản khô và thực phẩm bảo quản lạnh. Do đó, tủ bếp cũng cần được bố trí thành các khu vực dành cho tủ đồ khô và chỗ đặt tủ lạnh. Tùy vào mẫu mã tủ lạnh như loại 1 cánh, 2 cánh hoặc side-by-side mà khu vực đặt tủ lạnh sẽ được thiết kế với diện tích tương ứng.

Đối với tủ đồ khô, gia chủ có thể sử dụng các loại tủ cánh rút hoặc cánh mở sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng. Mỗi thiết kế tủ cánh rút hay cánh mở đều có những ưu nhược điểm riêng:

  • Tủ cánh rút: Tủ thường được sản xuất từ chất liệu inox và chiều cao của tủ bếp sẽ quyết định số lượng ô kệ đựng. Mỗi ngăn tủ cánh rút đều được trang bị ray trượt để người dùng đóng mở êm ái, nhẹ nhàng. Mẫu tủ này đem lại sự thuận tiện trong khi lấy đồ và giúp tô đậm sự sang trọng, hiện đại của căn bếp.
  • Tủ cánh mở: Đây là thiết kế cánh tủ được gắn bản lề mở ra đóng vào. Tủ cánh mở được tích hợp các khay đựng thực phẩm ở cả mặt sau cánh tủ và bên trong tủ bếp. Vì vậy loại tủ này sẽ giúp tối ưu diện tích chứa thực phẩm.
cách bố trí tủ bếp hợp lý
Mỗi thiết kế tủ cánh rút hay cánh mở đều có những ưu nhược điểm riêng trong cách bố trí tủ bếp

Tủ lạnh nên được bố trí ở khu vực cuối cùng của tủ bếp. Việc đặt tủ lạnh ở đây sẽ giúp tránh sự vướng víu khi bạn cần đóng/mở tủ để lấy đồ. Ngoài ra, tủ lạnh sẽ tỏa nhiệt lượng trong quá trình hoạt động nên cần phải đặt tủ ở nơi thông thoáng, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.

cách bố trí các ngăn tủ bếp
Tủ lạnh nên được bố trí ở khu vực cuối cùng của tủ bếp

>> Xem thêm:

Bố trí khu vực bày trí thức ăn

Sau khi thực phẩm đã được nấu chín, người nội trợ sẽ bày biện chúng ra bát đĩa và đặt trên bàn ăn. Hiện nay có một số mẫu tủ bếp đi kèm bàn đảo, đảo bếp cho phép tận dụng luôn làm bàn ăn vô cùng tiện lợi.

Nếu bàn ăn được bố trí ngay trong nhà bếp thì bạn sẽ không cần bổ sung thêm khu vực bày trí thức ăn cho tủ bếp. Bạn cũng có thể sử dụng một phần của tủ bếp để tạo thành vách ngăn cách giữa 2 khu vực tủ bếp và bàn ăn.

bố trí tủ bếp đẹp
Khu vực bày trí thức ăn của tủ bếp

>>> Bạn có thể tham khảo thêm video “Cách bố trí Tủ Bếp đẹp và tiện dụng nhất” (Nguồn: Huy Bếp)

Cách bố trí ngăn tủ bếp theo nguyên tắc “Tam giác bếp”

Nhìn chung, tủ bếp sẽ bao gồm 6 khu vực chức năng chính đó là:

  • Khu vực lưu trữ
  • Khu vực sắp xếp đồ dùng
  • Khu vực dọn rửa
  • Khu vực sơ chế, chuẩn bị thực phẩm
  • Khu vực nấu nướng
bố trí tủ bếp hợp lý
6 khu vực chính cần biết để bố trí tủ bếp đẹp

Trong số đó, có 3 khu vực đóng vai trò thiết yếu nhất của toàn bộ căn bếp. Đó chính là Khu vực lưu trữ (tủ lạnh) – Khu vực dọn rửa (chậu rửa chén bát) và Khu vực nấu nướng (bếp nấu). Từ đó người ta đưa ra khái niệm “tam giác bếp”, tức là tương quan về mặt vị trí của ba khu vực quan trọng này.

bố trí tủ bếp đẹp
Tam giác bếp được tạo thành từ Khu vực lưu trữ (tủ lạnh) – Khu vực dọn rửa (chậu rửa chén bát) và Khu vực nấu nướng (bếp nấu)

Tam giác bếp quy định nguyên tắc bố trí tủ bếp hợp lý để việc sử dụng tủ bếp đạt được hiệu quả cao, rút ngắn khoảng cách di chuyển giữa các khu vực. Một tam giác bếp lý tưởng sẽ cần thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau:

  • Tam giác bếp có chiều dài các cạnh từ 1.2 – 2.7m
  • Tam giác bếp có chu vi từ 4.0 – 7.9m
  • Giảm thiểu tối đa các chướng ngại vật trong phạm vi tam giác bếp, trong trường hợp bất khả kháng thì không được cắt cạnh quá 0.3m
  • Tránh để các chướng ngại vật chặn đồng thời cả 2 cạnh trong tam giác bếp
bố trí tủ bếp
Cách bố trí tam giác bếp đối với từng loại tủ bếp

Bố trí tủ bếp chữ i khoa học theo nguyên tắc tam giác bếp

Với tủ bếp chữ I, 3 khu vực của tam giác bếp sẽ nằm trên một đường thẳng duy nhất. Khoảng cách giữa các khu vực này nên dao động từ 300 – 450mm để đảm bảo bố trí tủ bếp đẹp và sự thuận tiện khi thao tác.

bố trí tủ bếp hợp lý
Khoảng cách giữa các khu vực trong tam giác bếp của tủ bếp chữ I nên dao động từ 300 – 450mm

>>> Xem thêm: Cách bố trí bếp chữ i khoa học, hợp phong thủy

Bố trí tủ bếp chữ L hợp lý theo nguyên tắc tam giác bếp

Thiết kế tủ bếp chữ L có khả năng thích ứng cao, có thể lắp đặt cho các căn bếp từ nhỏ đến lớn. Đặc biệt thích hợp với phòng bếp có diện tích vừa phải.

Tủ bếp chữ L cho phép tận dụng triệt để các góc chết của phòng bếp. Với kiểu dáng tủ bếp này, bạn hãy tùy biến linh hoạt các khu vực trong tam giác bếp sao cho phù hợp với không gian phòng bếp. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể bố trí thêm đảo bếp hoặc một chiếc bàn nhỏ để gia tăng diện tích sử dụng.

bố trí tủ bếp đẹp
Với kiểu dáng tủ bếp này, bạn hãy tùy biến linh hoạt các khu vực trong tam giác bếp để bố trí tủ bếp hợp lý

>>> Bạn có thể tham khảo thêm: Cách bố trí tủ bếp chữ L đẹp tối ưu không gian

Bố trí tủ bếp chữ U khoa học theo nguyên tắc tam giác bếp

Với những căn bếp rộng rãi, bạn có thể cân nhắc lựa chọn kiểu tủ bếp chữ U để tô đậm thêm sự bề thế của phòng bếp. Mẫu tủ bếp này vừa đem lại nhiều không gian chứa đồ, vừa cho phép điều chỉnh tam giác bếp theo nhiều cách khác nhau. Đặc biệt, kiểu tủ chữ U có 3 điểm tam giác bếp được bố trí hợp lý, không có điểm nào có khoảng cách quá xa nhau.

bố trí tủ bếp
Kiểu tủ chữ U có 3 điểm tam giác bếp được bố trí hợp lý

>>> Xem thêm: 10+ Cách bố trí bếp chữ U tiện nghi cho mọi không gian

Bố trí tủ bếp song song khoa học theo nguyên tắc tam giác bếp

Nếu phòng bếp của bạn có đặc điểm là dài và hẹp thì tủ bếp song song sẽ là gợi ý vô cùng hoàn hảo. Đây là mẫu tủ bếp bao gồm 2 hàng tủ bếp được bố trí song song và đối diện nhau, áp sát vào hai bên tường. Ưu điểm của tủ bếp song song nằm ở sự gọn gàng. Mẫu tủ bếp này cũng giúp khoảng cách giữa các khu vực của tam giác bếp được thu hẹp lại.

bố trí tủ bếp hợp lý
Tủ bếp song song giúp khoảng cách giữa các khu vực của tam giác bếp được thu hẹp lại

Bố trí tủ bếp có bàn đảo hợp lý theo nguyên tắc tam giác bếp

Khi áp dụng quy tắc tam giác bếp, nên đặt bàn đảo ở vị trí ít gây chướng ngại nhất trong tam giác bếp. Nếu không có cách bố trí nào khác thì bạn lưu ý không nên cắt cạnh của tam giác bếp quá 0.3m.

bố trí tủ bếp đẹp
Nên đặt bàn đảo ở vị trí ít gây chướng ngại nhất trong tam giác bếp

Xem ngay 80+ Mẫu Tủ Bếp Đẹp Hiện Đại Đơn Giản Nhất Hiện Nay 2022

Những lưu ý cần nắm để bố trí tủ bếp khoa học nhất

Bố trí tủ bếp đẹp là một việc không hề đơn giản, kể cả với những chuyên gia thiết kế đã có kinh nghiệm dày dặn. Việc bố trí tủ bếp hợp lý phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đó là đặc điểm kiến trúc của nhà bếp, thông số sử dụng, thói quen và nhu cầu sử dụng…

Do đó để đảm bảo các khu vực trong tủ bếp được bố trí khoa học, bạn nên thực hiện lần lượt theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Đánh giá nhu cầu, thói quen sử dụng tủ bếp của các thành viên trong gia đình.
  • Bước 2: Khảo sát, đo đạc vị trí lắp đặt tủ bếp thực tế. Có thể cải tạo lại đường điện hoặc đường nước nếu cần để tránh gây vướng víu cho tủ bếp.
  • Bước 3: Phác thảo mặt bằng bố trí tủ bếp dựa trên nguyên tắc “Tam Giác Bếp”.
  • Bước 4: Lựa chọn các loại phụ kiện, thiết bị nhà bếp cần sử dụng. Sau đó bố trí chúng sao cho phù hợp tại từng khu vực của tủ bếp.
  • Bước 5: Bố trí các ngăn tủ bếp một cách hợp lý và khoa học.
  • Bước 6: Kiểm tra tổng thể công trình tủ bếp và đưa ra giải pháp nếu có vấn đề nảy sinh.
bố trí tủ bếp hợp lý
Có một số điều bạn cần lưu ý để bố trí tủ bếp sao cho khoa học và hợp lý nhất

Mong rằng những cách bố trí các ngăn tủ bếp trên đây sẽ là nguồn cảm hứng để bạn biết cách bố trí tủ bếp hợp lý cho căn bếp của gia đình mình trở nên gọn gàng nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi. Đừng quên Hotline của Tuấn Nghi: 0903.332.741 – 0906.883.163 luôn hoạt động 24/7 để hỗ trợ tư vấn và báo giá chi tiết cho khách hàng.