Cách bố trí tủ bếp chữ L ra sao để đảm bảo sự hài hòa với không gian phòng bếp cũng cần được tính toán kỹ lưỡng. Trên thực tế, việc bố trí tủ bếp không chỉ quyết định tính thẩm mỹ, sự tiện nghi mà còn ảnh hưởng đến yếu tố phong thủy của phòng bếp. Trong bài viết sau, Tuấn Nghi sẽ chia sẻ bí quyết thiết kế tủ bếp chữ L sao cho chuẩn đẹp và khoa học nhất.
BẠN ĐỌC LƯU Ý: TUẤN NGHI CHỈ KINH DOANH TỦ BẾP HỢP KIM NHÔM, THÔNG TIN CÁC SẢN PHẨM KHÁC CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO.
Tại sao nên chọn cách bố trí tủ bếp chữ L?
Tủ bếp chữ L được nhiều hộ gia đình hiện nay lựa chọn bởi những lý do sau đây:
- Đáp ứng tốt nhu cầu lưu trữ: Tủ bếp chữ L có thiết kế trải dài sang hai bên tường. Vì vậy kiểu dáng tủ bếp này mang lại nhiều không gian lưu trữ. Đặc biệt, tủ bếp chữ L còn giúp tận dụng khu vực góc chết của phòng bếp. Đây là nơi thích hợp để sắp xếp các đồ dùng cồng kềnh như nồi niêu, xoong chảo.
- Cung cấp nhiều không gian nấu nướng: Kiểu dáng tủ bếp chữ L tạo ra không gian mở tối ưu nhất so với các loại tủ bếp khác. Vì vậy mà tủ bếp L có đủ chỗ cho nhiều người người cùng thao tác nấu nướng mà không hề gây chật chội, vướng víu.
- Cho phép bổ sung thêm chậu rửa: Tủ bếp dáng chữ L được chia thành 2 phần quầy bếp. Do đó bạn có thể lắp đặt một chậu rửa tương ứng vào mỗi bên tủ bếp dưới. Bạn cũng có thể thiết kế một quầy dành cho bếp nấu, quầy còn lại dùng để đặt bồn rửa và bố trí thêm đảo bếp kèm bồn rửa ở vị trí trung tâm của căn bếp.
12 cách bố trí tủ bếp chữ L tiện nghi
Cách Bố trí tủ bếp chữ L hợp phong thủy
- Hướng bếp: Theo phong thủy, tủ bếp đặt ở hướng Đông Nam sẽ là lựa chọn lý tưởng nhất. Nếu thực tế không cho phép thì bạn có thể chọn hướng Đông hoặc hướng Nam. Các chuyên gia phong thủy cũng khuyên rằng nên bố trí tủ bếp sao cho người nội trợ phải quay mặt về hướng Bắc hoặc hướng Đông khi nấu nướng.
- Vị trí cửa bếp: Hướng phù hợp để mở cửa bếp là các hướng Bắc, Đông Bắc hoặc hướng Đông xuôi chiều kim đồng hồ. Lưu ý cửa bếp không nên đối diện với lưng của người nấu nướng.
- Khu vực chứa thực phẩm: Những thực phẩm có trọng lượng nặng và nguyên liệu khô như ngũ cốc không nên được đặt ở góc Đông Bắc. Tốt nhất nên đặt theo hướng Tây và Nam của phòng bếp.
- Màu sắc: Trong phong thủy nhà bếp, màu sắc có vai trò cực kỳ quan trọng. Phòng bếp là nơi hành Hỏa thịnh. Do đó bạn nên ưu tiên các tone màu ấm áp như nâu, vàng hay cam. Không nên lựa chọn màu xanh lam bởi tone màu này đại diện cho hành Thủy khắc với hành Hỏa của phòng bếp.
- Vị trí đặt các thiết bị điện và bếp gas: Góc Đông Nam của căn bếp là nơi lý tưởng để bố trí bếp nấu. Bạn cũng nên đặt các thiết bị điện ở hướng này.
Cách bố trí tủ bếp chữ L theo nguyên tắc luồng công việc
Cách bố trí tủ bếp chữ L theo nguyên tắc luồng công việc, tủ bếp sẽ được phân chia thành 5 khu vực chức năng. Đó là khu lưu trữ thực phẩm, khu để đồ dùng, khu dọn rửa, khu sơ chế và khu nấu nướng.
Tùy vào kiểu tủ bếp mà bạn chọn ví dụ như tủ bếp chữ L thì từng khu vực có thể bố trí các thiết bị nấu ăn và phụ kiện tủ bếp chuyên dụng để phục vụ tốt nhất việc làm bếp.
Cách bố trí tủ bếp chữ L theo nguyên tắc tam giác hoạt động
Tam giác hoạt động trong bếp được cấu thành bởi 3 điểm tương ứng với 3 khu vực mà người nội trợ sử dụng thường xuyên nhất. Đó là khu chứa thực phẩm, khu dọn rửa và khu nấu nướng.
Việc bạn cần làm khi bố trí tủ bếp đó là tính toán quãng đường di chuyển giữa các khu vực là ngắn nhất. Đồng thời hạn chế tối đa các vật dụng có thể gây cản trở trên đường đi. Cách bố trí tủ bếp chữ L theo tam giác hoạt động sẽ mang đến sự tiện lợi tối đa cho bạn khi thao tác nấu nướng.
>>> Xem thêm “20+ bản vẽ tủ bếp chữ L đẹp, thông dụng nhất 2023″
Cách bố trí tủ bếp chữ L theo không gian mở
Cách bố trí tủ bếp chữ L theo không gian mở sẽ tạo sự thông thoáng cho phòng bếp. Để thiết kế tủ bếp chữ L theo phương pháp này, trước tiên phòng bếp cần được sắp xếp gọn gàng và có màu sắc hài hòa, phù hợp với màu sắc tổng thể của phòng khách.
Bạn hãy đơn giản hóa tối đa tủ bếp trên hoặc lược bỏ phần tủ bếp này nếu có thể và thay vào đó là những ô cửa sổ mở ra bên ngoài. Bồn rửa tay được đặt ở vị trí chính giữa ngay bên dưới cửa sổ. Bếp nấu được đặt bên cạnh khu vực chậu rửa nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn để tránh nước bắn vào.
Ngoài ra, gia chủ cũng có thể tận dụng hệ giá kệ hoặc móc treo để đảm bảo đủ không gian lưu trữ đồ đạc. Tuy nhiên, cách thiết kế tủ bếp chữ L này chỉ phù hợp với phòng bếp có diện tích từ vừa đến lớn.
Cách bố trí tủ bếp chữ L cho nhà nhỏ
Đối với căn bếp có diện tích hạn chế, bạn nên ưu tiên những thiết bị, phụ kiện phòng bếp có kích thước càng nhỏ càng tốt. Nên lựa chọn kiểu tủ bếp có đường nét tối giản và có kích thước được đo đạc vừa vặn với không gian căn phòng. Bạn cũng có thể trang trí thêm hoa tươi hoặc cây xanh để căn bếp có sức sống hơn.
Cách bố trí bếp chữ L với một cửa sổ
Một cửa sổ được bố trí bên cạnh bếp là mẹo bố trí tủ bếp chữ L giúp không gian trở nên thoáng đãng, hướng nhìn ra ngoài giúp tăng sự sáng tạo và hứng thú trong việc bếp núc. Bạn có thể bố trí một cửa sổ nhỏ gần khu vực bồn rửa và sơ chế, khu vực chữ L còn lại sẽ nơi nấu nướng.
Nhân đôi bố trí bếp chữ L
Cách bố trí nhân đôi bếp chữ L thường được áp dụng cho những căn bếp có không gian rộng, cần thêm diện tích cho khu vực nấu nướng. Với cách bố trí này, khu vực bếp chữ L lớn thường được trưng dụng làm khu vực nấu ăn, chế biến, cộng thêm đó là khu vực chữ L nhỏ như là khu đảo bếp, giúp tăng không gian cho việc nấu nướng và bày trí nhưng vẫn tạo được sự kết nối với khu vực bếp chính.
Thiết kế bếp chữ L có bàn đảo
Thiết kế bếp chữ L có bàn đảo là cách bố trí phổ biến dành cho những căn bếp có không gian rộng rãi. Đây cũng là một thiết kế dành cho những gia chủ yêu bếp và thích kết nối trong quá trình nấu nướng. Với khu vực bếp chữ L kết hợp với {{tủ bếp}}, không gian nấu nướng sẽ được mở rộng, cho phép nhiều người có thể cùng nhau chuẩn bị đồ ăn trong gian bếp.
Tối đa hóa không gian lưu trữ bếp chữ L
Phụ kiện bếp thông minh đã không còn quá xa lạ trong nhiều gian bếp chữ L hiện nay. Với giá bát nâng hạ, ngăn kéo bát đĩa, thùng rác tích hợp vào gian bếp, thùng gạo thông minh… đều là những trợ thủ đắc lực giúp tối ưu hoá không gian lưu trữ, tăng tính thẩm mỹ và gọn gàng cho gian bếp.
>>> Xem thêm: Phụ kiện tủ bếp thông minh TPHCM
Bố trí đèn sáng khu bếp chữ L
Một gian bếp u ám không thể nào giúp ta có cảm hứng trong việc nấu nướng. Việc bố trí ánh sáng hợp lý cho gian bếp chữ L nhà bạn không chỉ tăng tính thẩm mỹ cho không gian mà còn giúp gia chủ tăng thêm hứng thú với công việc bếp núc. Khu vực nấu nướng chính luôn được chú trọng bày trí ánh sáng với những dải đèn âm tường được bố trí hợp lý.
Cách bố trí bếp chữ L sàn giật cấp
Cách bố trí bếp chữ L với sàn giật cấp là bí quyết giúp tăng tính sáng tạo cho không gian bếp, biến khu vực nấu nướng trở thành không gian thư giãn cho gia chủ. Với việc sử dụng nhiều loại vật liệu lát sàn hoặc các cấp sàn khác nhau, căn bếp chữ L sẽ trở nên nổi bật và rạch ròi với khu vực sinh hoạt của nhà bạn.
Bố trí đồ nội thất độc lập tạo căn bếp hình chữ L giả
Khu vực sơ chế và nấu nướng kết hợp cùng một gian tủ nhỏ ở phần chiều rộng còn lại sẽ tạo nên căn bếp hình chữ L giả. Việc tận dụng những nội thất bếp sẵn có để tạo thành khu vực chữ L giả được xem là giải pháp tối ưu cho gia chủ nếu chưa đủ thời gian để thiết kế một gian bếp chữ L hoàn thiện.
>>> Bạn có thể tham khảo thêm:
- Cách bố trí các ngăn tủ bếp
- Cách bố trí tủ lạnh
- Cách bố trí bếp chữ i
- Cách bố trí bếp chữ U
- Có nên đặt bếp giữa tủ lạnh và chậu rửa
Lưu ý trong cách bố trí tủ bếp chữ L
- Xắp sếp khu vực nấu và khu vực sơ chế cạnh nhau
- Khu vực nấu nướng cần được đặt cách khu vực chậu rửa bát tối thiểu 60 cm.
- Các vật dụng nhà bếp cần được bố trí ở một chỗ cố định. Máy rửa bát nên được đặt gần bồn rửa để sử dụng thuận tiện hơn.
- Kích thước căn bếp và kích thước tủ bếp chữ L phải được khớp và hài hòa với nhau
- Ổ điện phải nằm cách mặt bếp tối thiểu 15 cm và tránh xa hoàn toàn khu vực sơ chế và rửa bát tránh tình trạng nước dăng vào gây rò rỉ điện.
>>> Bạn có thể xem thêm:
Video một số mẫu tủ bếp chữ L được thiết kế và thi công tại Tuấn Nghi
Gợi ý một số mẫu tủ bếp chữ L bố trí đẹp nhất cho không gian nấu nướng
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm về cách bố trí tủ bếp chữ L sao cho hợp lý và khoa học nhất. Tuy nhiên đừng quá lo lắng nếu bạn vẫn chưa tìm ra được giải pháp thiết kế tủ bếp chữ L phù hợp.
Hãy liên hệ với Tuấn Nghi qua thông tin:
- Phòng trưng bày: 796 – 798 Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP.HCM
- Showroom 1: 3535A Hùng Vương ,Phường Hiệp Thành, TX-Ngã Bảy, Tỉnh Hậu Giang
- Showroom 2: 216-218 Tây Sơn ,Tỉnh Bình Định, TP Quy Nhơn
- Showroom 3: 678910 Ninh Bình, Phường 2 ,TP Bạc Liêu
- Showroom 4: Đường 24/4, Quốc Lộ 1A, Thành Phố Long Khánh, Đồng Nai
- Showroom 5: 410A CMT8 , Phường Bùi Hữu Nghĩa , Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ
- Hotline: 0903332741
- Website: https://tubephopkimtuannghi.com/