Sự sang trọng, đẹp mắt, hữu dụng là những tiêu chí mà nhiều gia chủ mong muốn khi thiết kế tủ bếp. Ngoài những yếu tố thuộc về sở thích cá nhân thì trong thiết kế tủ bếp cũng cần đáp ứng một số nguyên tắc, kỹ thuật bắt buộc. Vậy nguyên tắc thiết kế tủ bếp gồm những gì? Cùng Tuấn Nghi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Vị trí đặt tủ bếp

Nguyên tắc đầu tiên cũng quan trọng nhất đó là vị trí đặt tủ bếp. Theo quan niệm trong phong thủy học thì vị trí tủ bếp không được đặt ngược với hướng tổng thể của ngôi nhà, tức là lưng tủ bếp cần đặt quay ra hướng cửa để tránh cho việc khi bước vào từ cửa chính sẽ thấy ngay tủ bếp.

Nguyên tắc thiết kế tủ bếp
Vị trí đặt tủ bếp cũng cần tuân theo các nguyên tắc nhất định

Ngoài ra, nguyên tắc kỹ thuật thiết kế tủ bếp cũng quy định nên tránh đặt tủ tại vị trí tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm nấu nướng và độ bền của tủ.

Chiều cao của tủ bếp khi thiết kế cần có sự phù hợp với người nội trợ chính trong nhà để tối ưu hóa công năng sử dụng. Không nên đặt ở vị trí quá cao hoặc quá thấp.

Kích thước tủ bếp

Nguyên tắc thiết kế tủ bếp thứ 2 chính là kích thước tủ. Nguyên tắc kỹ thuật này cũng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Nó không chỉ quyết định đến thẩm mỹ của cả khu vực nhà bếp mà còn tác động đến cả công năng sử dụng.

Kích thước tủ cũng cần được thiết kế kỹ thuật phù hợp với không gian chung của phòng bếp và đủ cho nhu cầu sử dụng của cả gia đình. Dưới đây là một vài kích thước tủ bếp tiêu chuẩn bạn có thể tham khảo:

  • Tủ bếp dưới kích thước (Chiều cao x chiều sâu) khoảng: 810 x 600mm
  • Tủ bếp bên trên (Chiều cao x chiều sâu): 800 x 350m
  • Kính tủ kích thước tham khảo: 600 – 650mm
  • Phào tủ bếp khoảng 80mm với sào phẳng và 120mm so với sào soi.
  • Độ dày cánh tủ bếp khoảng 18mm
  • Chiều cao tủ bếp khoảng 2,18m đến 2,25m là phù hợp với chiều cao trung bình của người Việt Nam.
Nguyên tắc thiết kế tủ bếp
Kích thước tủ bếp tham khảo

>>> Xem thêm: Chiều cao tủ bếp tiêu chuẩn

Chất liệu tủ bếp

Nguyên tắc thiết kế tủ bếp số 3 bạn cần quan tâm đó là chất liệu làm tủ bếp. Trong bức tranh thiết kế nội thất bếp, tủ bếp có thể được làm từ đa dạng các chất liệu từ tủ gỗ tự nhiên, tủ bếp gỗ công nghiệp, tủ bếp hợp kim nhôm cho đến cả tủ bếp bằng nhựa, nhôm kính…

Mỗi chất liệu sẽ mang đến tính thẩm mỹ khác nhau. Đối với tủ bếp bằng gỗ tự nhiên sẽ mang đến cảm giác sang trọng, ấm cúng. Tủ bếp gỗ công nghiệp sẽ gọn gàng hiện đại. Tủ bếp hợp kim nhôm bền bỉ theo thời gian, chống nước tốt mà không kém phần sang trọng.

Màu sắc tủ bếp

Nguyên tắc kỹ thuật thiết kế tủ bếp tiếp theo giúp căn bếp của bạn thêm hoàn thiện hơn đó chính là màu sắc tủ. Các nguyên tắc để chọn màu sắc tủ bếp đẹp, phù hợp phải kể đến:

  • Chọn lựa màu sắc tủ bếp phù hợp với không gian. Nếu không gian bếp nhỏ, hẹp thì nên ưu tiên chọn các màu sắc sáng, mát như trắng, xám trắng, xanh nhạt, vàng nhạt… với không gian rộng hơn có thể linh hoạt chọn nhiều màu sắc hơn (cả sáng và tối).
  • Nên chọn lựa màu sắc tủ bếp đối lập với màu sơn tường để làm nổi bật tủ bếp cũng như giúp không gian bếp có điểm nhấn hơn.
  • Ngoài ra, bạn cũng cần để tâm yếu tố phong thủy học để lựa chọn ra màu sắc phù hợp với tuổi tác, vận mệnh của gia chủ căn nhà.
Nguyên tắc thiết kế tủ bếp
Màu sắc tủ bếp tạo điểm nhấn cho căn bếp

Cách bố trí phụ kiện, thiết bị tủ bếp chính

Trong nguyên tắc thiết kế tủ bếp có khái niệm “tam giác hữu dụng” và bạn cần chú ý đến thuật ngữ này để có thể thiết kế chiếc tủ bếp có giá trị công năng cao nhất.

Tam giác hữu dụng được hiểu đơn giản đó chính là tủ lạnh, chậu rửa và bếp nấu. Nghĩa là bạn cần thiết kế sao cho 3 thiết bị quan trọng này nằm tại vị trí hợp lý với nhau, thuận tiện trong quá trình nấu nướng. Sau khi “tam giác hữu dụng” được bố trí xong thì các bộ phận khác của khu bếp sẽ được sắp xếp hợp lý theo sau. Cụ thể:

  • Thùng rác: Nên đặt tại khu vực bên dưới khoang chậu rửa thuận tiện để bỏ đi rác thải nấu nướng và khi dọn dẹp.
  • Hút mùi: Đây là một chiếc máy rất quan trọng trong nhà bếp, một số chuyên gia kiến trúc còn nhận định rằng đây là lá phổi của phòng bếp và không thể thiếu được trong gian bếp hiện nay. Vị trí đặt nó ở phía trên bếp nấu, dưới tủ bếp để công năng sử dụng là tốt nhất.
  • Lò vi sóng: nên được bố trí trong khoảng cách từ chậu rửa bát đến tủ lạnh.
Nguyên tắc thiết kế tủ bếp
Hình ảnh minh họa cho tam giác hữu dụng trong căn bếp

>>> Bạn có thể xem thêm: Cách sắp xếp các ngăn tủ bếp hợp lý

Một số nguyên tắc thiết kế tủ bếp khác

Tính tới các món thường nấu trong thiết kế nhà bếp

Cách thức, thói quen nấu nướng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thiết kế nhà bếp nói chung và thiết kế tủ bếp nói riêng. Nếu bạn là một người cầu toàn, cầu kỳ trong việc nấu món ăn bạn sẽ cần đầu tư cho căn bếp nhiều thiết bị máy móc, bàn để đồ sơ chế… Hãy lên kế hoạch thật chi tiết và cụ thể để không bỏ sót một thiết bị cần thiết nào cho gian bếp nhà bạn nhé!

Hiểu rõ mặt bằng thiết kế nhà bếp

Thông thường khi thiết kế nhà bếp, tủ bếp thì trước đó bạn đã phải làm trước hệ thống điện, nước. Hãy nắm rõ mặt bằng thiết kế gian bếp để có thể thiết kế tủ bếp, bàn bếp và các khu vực liên quan một cách tiện nghi, tiết kiệm vật tư nhất.

Bếp hiện đại có thể thay đổi chức năng

Trong thiết kế nhà bếp hiện đại, kiến trúc sư sẽ ưu tiên sự linh hoạt để căn bếp hữu dụng hơn. Bạn có thể đặt thêm một chiếc bàn phía sau sau bếp nấu để sử dụng làm bàn ăn, bàn chế biến thay thế cho đảo bếp. Không gian sẽ cực kỳ linh hoạt nhất là khi gia đình có thêm các bữa tiệc cần nhiều không gian để sơ chế thực phẩm và nhiều người cùng làm 1 lúc.

Nguyên tắc an toàn đặt lên hàng đầu

Trong thiết kế nhà bếp, nguyên tắc an toàn luôn phải đặt lên hàng đầu. Những đồ vật dễ bén lửa như rèm, khăn lau bếp, lau bát cần được xếp xa bếp nấu. Bếp nấu nên ưu tiên sử dụng bếp từ.

Nếu gia đình có trẻ nhỏ, cần thiết kế ngăn kéo để cất những đồ sắc nhọn như dao kéo, những hóa chất tẩy rửa nhà bếp. Nếu thiết kế lò nướng cần bố trí ở độ cao trên 91m để giảm tai nạn rủi ro do sự tò mò của trẻ nhỏ.

Nên sắp xếp chỗ để đồ hợp lý

Sắp xếp các đồ nấu nướng hợp lý giúp tối ưu hóa quá trình nấu nướng. Hãy liệt kê tất cả các bộ dụng cụ cần thiết cho việc nấu nướng, gia vị nấu nướng xếp nó vào trong tủ bếp hoặc bàn bếp. Nên để nó trong tầm ngắm. Hạn chế để ở tủ quá cao hoặc tủ dưới quá thấp. Khi đó việc nấu ăn sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Thiết kế nhà bếp hiện đại nên nhìn xa trộng rộng

Căn bếp hiện đại tiện nghi và khu vực vệ sinh sạch sẽ thông thoáng là 2 khu vực bạn đáng để đầu tư tiền nhất. Vậy nên bạn hãy lựa chọn những đồ dùng làm từ vật liệu bền vững, tiện lợi và thân thiện nhất. Tưởng chừng là hoang phí nhưng đây lại là cách tiết kiệm vì vật liệu bền vững tuy đắt nhưng lại có giá trị sử dụng lâu dài.

Bạn cũng nên đo đạc từng vị trí đặt đồ nội thất khu bếp tránh trường hợp sai lệch kích thước dẫn đến bất tiện trong quá trình sử dụng, tốn kém chi phí và thời gian để đặt lại các thiết bị mới

Tuấn Nghi – đơn vị thiết kế, thi công tủ bếp đẹp, uy tín

Tủ bếp là một món đồ nội thất không thể thiếu trong gian bếp hiện đại ngày nay. Chắc hẳn bạn cũng đang muốn tìm cho mình một chiếc tủ bếp vừa đẹp, hữu dụng lại vừa có chi phí phù hợp, tiết kiệm.

Nếu bạn muốn có một mẫu tủ bếp đáp ứng đầy đủ các yếu tố bền đẹp, hữu dụng, tiết kiệm lại đáp ứng được các nguyên tắc kỹ thuật thiết kế tủ bếp thì không nên bỏ qua một đơn vị thiết kế, thi công tủ bếp đẹp, uy tín như Tuấn Nghi.

Trên đây là những nguyên tắc thiết kế tủ bếp hữu dụng. Hy vọng với thông tin chúng tôi chia sẻ bạn sẽ nắm được những nguyên tắc cơ bản giúp căn bếp thân yêu trở nên ấm cúng và sang trọng hơn. Nếu có nhu cầu lắp đặt các mẫu tủ bếp hợp kim nhôm cao cấp, hãy liên hệ ngay Tuấn Nghi để được tư vấn cụ thể nhất!

Một số kinh nghiệm chọn tủ bếp mà bạn có thể tham khảo thêm: