Các phụ kiện tủ bếp đóng vai trò vô cùng quan trọng và giúp nâng cao sự tiện nghi cho căn bếp. Nhờ các phụ kiện tủ bếp thông minh đi kèm với tủ bếp như: giá bát đĩa nâng hạ, hệ giá treo tường, mâm xoay, thùng rác âm tủ, tay nâng cánh tủ bếp… Sau đây, Tuấn Nghi sẽ giới thiệu đến bạn top 10 phụ kiện tủ bếp không thể thiếu trong mỗi căn bếp.
Phụ kiện tủ bếp là gì?
Bộ phụ kiện tủ bếp là toàn bộ những vật dụng, thiết bị hay các chi tiết quan trọng được tích hợp trong tủ bếp, gồm tủ bếp trên, tủ bếp dưới và cả bề mặt tủ bếp. Được người dùng bài trí phù hợp để khai thác tối đa những tiện ích thông minh và hiện đại nhất của không gian bếp.
Hiện nay, những phụ kiện nhà bếp đơn giản, ít tính năng và cồng kềnh đã không còn được sử dụng thường xuyên. Thay vào đó, các hộ gia đình đang ngày càng ưa chuộng sử dụng hệ phụ kiện tủ bếp thông minh giá rẻ. Đây thường là những loại phụ kiện được thiết kế với nhiều tính năng đa dạng. Từ đó đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của người nội trợ Việt.

Bộ phụ kiện tủ bếp hiện nay được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau. Ví dụ như gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, inox 304, nhựa cao cấp… Tùy theo từng loại tủ bếp và phong cách thiết kế nội thất mà gia chủ sẽ lựa chọn hệ phụ kiện phù hợp giúp điểm tô vẻ đẹp cho căn bếp.
Phụ kiện inox và nhựa thường được sử dụng cho những mẫu tủ bếp hiện đại. Ưu điểm của các loại vật liệu này là chống mài mòn, han gỉ, độ bền cao, chống nước tuyệt đối… Còn các loại phụ kiện làm bằng gỗ thường tạo cảm giác ấm cúng, sang trọng, phù hợp với những căn bếp cổ điển. Mặc dù vậy nếu mua phải sản phẩm kém chất lượng thì rất dễ bị ẩm mốc, mối mọt.
Vai trò của bộ phụ kiện tủ bếp trong đời sống
Vậy trong mỗi căn bếp, combo phụ kiện tủ bếp có vai trò như thế nào? Sau đây là những công dụng chính của các loại phụ kiện nhà bếp:
- Những loại phụ kiện nhà bếp hiện đại, được tích hợp nhiều tính năng sẽ giúp bạn sắp xếp các đồ dùng, dụng cụ, thiết bị làm bếp gọn gàng, ngăn nắp.
- Phụ kiện tủ bếp cao cấp cho phép người dùng phân chia gia vị, thực phẩm, bát đũa, thìa nĩa, nồi niêu xoong chảo… một cách thông minh và khoa học.
- Các vật dụng được sắp xếp đúng vị trí sẽ giúp rút ngắn thời gian tìm đồ cho người nội trợ hay bất cứ thành viên nào trong gia đình có nhu cầu sử dụng tủ bếp.
- Ngày nay, bộ phụ kiện tủ bếp vô cùng đa dạng và nhiều mẫu mã khác nhau. Khách hàng có thể lựa chọn các mẫu phụ kiện phù hợp với căn bếp và đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng của bản thân.
- Phụ kiện nhà bếp cho phép tận dụng tối đa không gian của tủ bếp để “hô biến” không gian căn bếp chật chội trở nên rộng rãi hơn, chứa được nhiều đồ đạc hơn.

>>>/ Xem thêm: Top 5 loại tủ bếp chống nước tốt nhất hiện nay
Các phụ kiện tủ bếp nên có trong mọi gian bếp
Đi kèm với những thiết kế tủ bếp hiện đại ngày nay là các loại phụ kiện tủ bếp thông minh. Những sản phẩm này được đánh giá cao nhờ tính thẩm mỹ, tính ứng dụng thực tế cao và đa dạng về mặt công năng.
Combo phụ kiện cho tủ bếp trên
Phụ kiện dành cho tủ bếp trên phổ biến nhất hiện nay đó là tay nâng cánh tủ bếp và giá bát đĩa. Trong đó giá bát đĩa được chia thành 2 loại đó là giá bát đĩa cố định và giá bát đĩa nâng hạ tiện lợi.
Giá bát đĩa đa năng nâng hạ
Tủ bếp trên thường được sử dụng làm nơi chứa các loại bát đĩa để đảm bảo vệ sinh. Việc lắp đặt giá bát đĩa nâng hạ ở tủ bếp trên là vô cùng phù hợp, giá bát đĩa đa năng là phụ kiện tủ bếp không thể thiếu trong bộ phụ kiện tủ bếp. Loại phụ kiện này có cấu tạo linh hoạt, cho phép người dùng cất và lấy bát đĩa một cách thuận tiện mà không phải với hay kiễng chân.
Giá bát đĩa nâng hạ có cấu tạo gồm 2 tầng dùng để úp bát và đĩa riêng, với các nan chia phù hợp. Phụ kiện này còn được tích hợp khay hứng nước linh hoạt, có thể dễ dàng lấy ra để lau chùi.
Đặc biệt, hai bên hông của giá nâng hạ còn được trang bị thêm bộ trợ lực 4 cấp độ. Người dùng có thể sử dụng các nút bấm điều chỉnh tùy theo khối lượng bát đĩa đựng trên giá để quá trình nâng lên hạ xuống không cần dùng quá nhiều sức lực.

Kích thước của các loại giá bát đĩa nâng hạ trên thị trường hiện nay vô cùng đa dạng. Vì vậy bạn hoàn toàn yên tâm có thể tìm được thiết kế giá bát phù hợp với tủ bếp trên của ngôi nhà. Các kích thước giá nâng hạ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là 600mm, 700mm, 800mm và 900mm. Đây là những kích thước tiêu chuẩn được các chuyên gia khuyến nghị.
Giá bát đĩa cố định
So với giá nâng hạ thì giá bát đĩa cố định có giá thành dễ chịu hơn. Các loại giá bát cố định thường có kết cấu 2 hoặc 3 tầng tùy vào nhu cầu sử dụng và không gian tủ bếp. Tuy nhiên để cất hoặc lấy bát đĩa ở tầng thứ 3 của giá bát thì người dùng thường phải đứng lên ghế hoặc kiễng chân mới có thể với tới được. Giá bát đĩa cố định thường được làm bằng inox 304 để đảm bảo tính thẩm mỹ, vệ sinh và độ bền đẹp.
Và cũng giống như giá bát nâng hạ, các loại giá bát cố định có kích thước phổ biến là 600mm, 700mm, 800mm và 900mm.

Tay nâng cánh tủ bếp
Tay nâng cánh tủ bếp có thể được dựng gọn gàng để người dùng lấy và cất đồ mà không bị cản trở. Vì vậy để thuận tiện trong quá trình thao tác, bạn nên lắp đặt thêm tay nâng cánh tủ bếp cho tủ bếp trên. Tuy nhiên nếu muốn nâng cao sự tiện nghi và đẳng cấp của căn bếp thì bạn có thể sử dụng tay nâng ở các vị trí khác của tủ bếp.

Phụ kiện cho tủ bếp dưới
Bộ phụ kiện tủ bếp dưới giúp người dùng có thể thao tác dễ dàng và thuận tiện hơn với tủ bếp dưới. Tuy nhiên để đồ đạc được sắp xếp ngăn nắp và tránh tình trạng phải cúi khom người thì tủ bếp dưới cũng đang tích hợp nhiều loại phụ kiện hiện đại.
Giá xoong nồi bát đĩa
Giá đựng xoong nồi, bát đĩa là loại phụ kiện cho nhà bếp cơ bản nhất. Phụ kiện này được lắp đặt ở tủ bếp dưới, giúp cho người nội trợ có thể thao tác, vệ sinh và nấu nướng một cách thuận tiện nhất.
Có 2 loại giá đựng xoong nồi được ưa chuộng sử dụng đó là loại inox dạng nan và dạng đáy liền. Giá đựng có thiết kế tinh tế và được trang bị hệ thống ray bi giảm chấn. Vì vậy mà người dùng có thể dễ dàng mở ra, đóng vào vô cùng trơn tru.
Giá xoong nồi, bát đĩa đáy liền phù hợp với những gia đình sử dụng máy rửa chén bát có kèm theo máy sấy để bát luôn khô ráo. Tuy nhiên nếu gia đình bạn không dùng máy rửa bát thì thiết kế giá xoong nồi dạng nan sẽ phù hợp hơn cả. Loại giá này thường kèm theo khay chứa nước để tránh rơi rớt nước ra sàn và giúp giá kệ được bền lâu.

Giá để chai lọ dao thớt
Giá để chai lọ dao thớt là loại phụ kiện đa năng được đặt ở khu vực bên cạnh chậu rửa và bếp để thuận tiện cho việc vào bếp. Hiện nay, giá để chai lọ dao thớt có thiết kế vô cùng đa dạng, hợp lí, giúp người dùng khai thác hiệu quả công năng của chúng và tiết kiệm được diện tích cho không gian bếp. Các ngăn đựng được phân chia hợp lý từ ngăn chứa chai lọ, gia vị cho đến dao thớt, thìa đũa…
Phụ kiện giá đựng chai lọ dao thớt thường được sản xuất từ chất liệu inox 201, 304 hoặc bề mặt kim loại đã được điện hóa để đảm bảo độ bền. Trong đó, giá đựng làm từ inox 304 có khả năng chống han gỉ tốt, duy trì sự sáng bóng trong thời gian dài. Bên dưới giá kệ còn có khay hứng nước tháo lắp dễ dàng, giúp tiết kiệm thời gian vệ sinh.
Bên cạnh đó, khách hàng có thể lựa chọn giữa thiết kế giá dạng nan hoặc thiết kế dạng hộp nguyên khối tùy theo nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, giá đựng còn được tích hợp ray âm giảm chấn để người dùng có thể đóng mở một cách trơn tru, ít gây tiếng ồn.
Kích thước giá đựng nhỏ nhất là 20 cm chiều rộng, phù hợp để đựng dao thớt và các loại gia vị thành thấp. Những thiết kế giá kệ có kích thước lớn hơn sẽ giúp bạn lưu trữ được cả dao thớt, gia vị và những loại chai lọ cao.

Giá để chất tẩy rửa
Giá để chứa chất tẩy rửa thường được lắp đặt ở bên dưới khu vực bồn rửa. Hiện nay, phụ kiện giá đựng chất tẩy rửa có mẫu mã và kích thước vô cùng đa dạng. Đặc biệt, phụ kiện này cũng có thiết kế vô cùng linh hoạt, cho phép tháo lắp và di chuyển dễ dàng. Giá đựng có thể được bố trí âm tủ để phòng bếp luôn sạch sẽ, kín đáo và an toàn đối với trẻ nhỏ.
Ngày nay, gia chủ cũng tận dụng những loại phụ kiện tủ bếp đa năng để đựng chất tẩy rửa, nước rửa bát. Phụ kiện này có kiểu dáng nhỏ gọn, tích hợp nhiều ngăn đựng tiện lợi, cho phép tận dụng triệt để không gian trống bên dưới bồn rửa bát.

Thùng đựng gạo thông minh
Thùng đựng gạo thông minh có thiết kế kín đáo, đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, thùng đựng còn được trang bị nút nhấn lấy gạo. Từ đó giúp hạn chế tối đa sự tiếp xúc giữa gạo và không khí bên ngoài để tránh hiện tượng mối mọt, ẩm mốc. Người nội trợ cũng dễ dàng xác định lượng gạo cần nấu nhờ vào khay đựng hoặc đồng hồ cân.
Tủ gạo thông minh thường có phần thân dạng phễu nên gạo cũ sẽ được ăn trước, gạo mới ăn sau chứ không tích trữ gạo cũ mới lẫn lộn. Vì vậy mà mỗi bữa cơm gia đình luôn thơm ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng.
Một số sản phẩm còn được trang bị ray trượt âm tủ với mặt kính, mặt nhựa PVC hoặc mặt gương đặt lộ thiên. Thùng gạo có vẻ đẹp hiện đại, với đường viền bo giúp bề mặt thùng gạo luôn được bảo vệ tuyệt đối. Hai dung tích thùng gạo phổ biến nhất là 15 kg và 20 kg. Màu sắc được ưa chuộng thường là mặt kính đen hoặc trắng để tạo ấn tượng sang trọng.
Đối với các mẫu thùng gạo âm tủ thường sẽ đi kèm với cánh phủ bên ngoài. Bạn có thể lựa chọn thiết kế cánh mở hoặc cánh gắn trực tiếp vào thùng. Thùng gạo âm tủ có giá thành hợp lý và đa dạng về dung tích, dao động từ 10 – 18kg.

Thùng đựng rác âm tủ
Phía dưới chậu rửa cũng thường là nơi các gia đình bố trí thùng đựng rác âm tủ. Bạn có thể sử dụng thùng rác đơn hoặc các loại thùng từ 2 – 3 ngăn phù hợp với khoảng trống dưới bồn rửa bát.
Những loại thùng rác đơn gắn cánh tủ bếp được bày bán với mức giá rẻ. Tuy nhiên khả năng chịu tải của thùng rác khá kém và dung tích nhỏ. Mặc dù vậy, việc sử dụng thùng rác dung tích nhỏ cũng khuyến khích người nội trợ thường xuyên đổ rác để hạn chế vi khuẩn tích tụ, lây lan.
Thùng rác có thiết kế từ hai đến ba ngăn thùng đựng riêng biệt sẽ giúp người dùng dễ dàng phân loại rác. Không chỉ có dung tích lớn hơn so với thùng rác đơn, loại thùng rác này còn được tích hợp hệ ray chịu tải trọng. Từ đó tránh được tình trạng gãy lẫy hay xệ cánh như đối với thùng rác đơn.
Trên thị trường hiện nay còn có một số loại thùng rác thông minh có thể tự động đóng/mở. Nắp thùng được đậy kín để đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ.

Phụ kiện góc tủ bếp, mâm xoay
Những mẫu tủ bếp góc chữ L hoặc chữ U thường cần đến các phụ kiện tủ bếp như kệ góc, mâm xoay. Mâm xoay tủ bếp có dạng thanh nan mang đến sự thông thoáng và được chia làm hai loại là mâm xoay 1/2 và mâm xoay 3/4. Ưu điểm của mâm xoay là mức giá vừa túi tiền, tuy nhiên không cho phép tháo rời từng tầng để lau chùi và diện tích chứa đồ khá ít.

Kệ góc liên hoàn ngoài thiết kế thanh nan còn đi kèm với kiểu dáng nguyên khối hộp. Loại kệ này giúp khai thác toàn bộ khoảng trống trong góc của tủ bếp. Khi cần có thể tháo rời từng rổ để vệ sinh phụ kiện và góc tủ một cách linh hoạt. Thiết kế thông minh cho phép người dùng kéo hệ góc liên hoàn mà không phải xoay từng tầng riêng biệt. Hệ thống ray trượt giảm chấn đóng mở êm ái. Tuy nhiên, kệ góc liên hoàn có giá bán khá cao.

Phụ kiện tủ bếp cao cấp với hệ giá treo tường
Khoảng tường trống giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới cũng được tận dụng để lắp đặt giá treo tường. Hệ giá treo tường luôn mang đến sự thuận tiện, cho phép người dùng lấy và cất đồ nhanh chóng. Các vật dụng được treo gọn gàng cũng giúp người nội trợ tiết kiệm thời gian tìm đồ khi thao tác trong bếp.
Hệ giá treo là một tập hợp gồm nhiều loại phụ kiện treo tường tủ bếp cao cấp. Hiện nay các loại giá treo phổ biến nhất là giá treo inox hộp và giá treo inox nan. Tùy vào từng không gian bếp, gu thẩm mỹ của gia chủ và nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn hệ giá treo phù hợp.

Hệ thống giá tủ kho
Hệ giá kho thường được dùng để lưu trữ các loại thực phẩm khô. Vì vậy mà phụ kiện này còn có tên gọi khác là tủ đựng đồ khô. Hệ thống giá tủ kho đặc biệt quan trọng đối với các thiết kế tủ bếp chữ L, chữ U và chữ G.
Phụ kiện giá tủ kho có kết cấu phổ biến là 2 tầng, 4 tầng và 6 tầng. Chiều rộng của hệ giá kho dao động từ 450 – 600 mm. Khả năng chứa đồ của hệ giá kho rất lớn, thậm chí còn lớn hơn nhiều so với tủ lạnh.

Các hãng phụ kiện tủ bếp được ưa chuộng nhất tại Việt Nam
Các loại phụ kiện tủ bếp hiện nay không chỉ đa dạng về chủng loại, mẫu mã mà cả về thương hiệu. Mỗi hãng phụ kiện đều có những phân khúc sản phẩm, dịch vụ bảo hành, bảo trì và chăm sóc khách hàng khác nhau. Dưới đây Tuấn Nghi sẽ cung cấp một số thông tin về các thương hiệu phụ kiện tủ bếp cao cấp được ưa chuộng nhất tại Việt Nam:
KVK (Japan)
KVK là một trong những nhà sản xuất phụ kiện tủ bếp uy tín hàng đầu đến từ Nhật Bản. Công ty KVK được thành lập từ năm 1939 và có trụ sở tại Gifu, Nhật Bản. KVK có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp vòi nước, thiết bị ống nước và các loại phụ kiện tủ bếp khác.
Phụ kiện nhà bếp KVK có ưu điểm là thiết kế thông minh, kết cấu linh hoạt và độ bền cao. Đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng và phù hợp với mọi không gian căn bếp.

Shigeru
Thương hiệu Shigeru ra đời năm 1959 và là một trong những cái tên dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất các loại phụ kiện này bếp. Khởi đầu từ lĩnh vực xử lý kim loại tấm và đánh bóng thép không gỉ, công ty Nhật Bản Shigeru đã sáng tạo thành công mẫu bồn rửa tích hợp quầy bằng thép không gỉ vào năm 1965.
Hiện nay, Shigeru cung cấp đa dạng các loại thiết bị nhà bếp như mặt bếp, chậu rửa, phụ kiện âm tủ bếp… Các sản phẩm của hãng được các chuyên gia thiết kế nội thất và khách hàng yêu thích nhờ được làm từ vật liệu thép không gỉ cao cấp, thân thiện với môi trường và có khả năng tái chế cao.

Eurogold
Eurogold là thương hiệu phụ kiện nhà bếp đến từ Việt Nam. Các sản phẩm của Eurogold được sản xuất và lắp ráp tại Trung Quốc, sau đó được hãng nhập khẩu về Việt Nam. Hầu hết phụ kiện tủ bếp Eurogold đều sử dụng inox cao cấp nên có độ bền cao, giá thành rẻ.

Cách chọn các phụ kiện tủ bếp phù hợp cho không gian bếp của bạn
Để lựa chọn được các phụ kiện tủ bếp phù hợp nhất cho căn bếp của bạn đôi khi không hề dễ dàng. Do đó, sau đây Tuấn Nghi sẽ mách bạn một số mẹo nhỏ để chọn mua được hệ phụ kiện ưng ý nhất:
Xác định phụ kiện quan trọng
Đầu tiên, bạn nên xác định được nhu cầu sử dụng của mình là gì và mình đang cần mua phụ kiện, thiết bị, vật dụng nào cho căn bếp. Hãy điểm qua những vật dụng quan trọng cần lưu trữ trong căn bếp là nồi niêu xoong chảo, bát đĩa, thìa nĩa, dao kéo, thực phẩm… Sau đó liệt kê ra những món phụ kiện tủ bếp mà mình có thể dùng đến. Đừng quên sắp xếp các phụ kiện hợp lý theo mức độ quan trọng.
Note: Bạn cũng có thể ưu tiên những loại phụ kiện tích hợp nhiều tính năng. Ví dụ, thay vì mua các loại giá đựng gia vị, giá treo thớt, giá đựng dao, giá đựng bát đĩa… riêng biệt thì bạn hãy chọn cho mình phụ kiện 2 trong 1 tích hợp như giá đựng gia vị và dao thớt đa năng.
Hiện nay, phụ kiện nhà bếp cơ bản thường bao gồm thùng rác thông minh, thùng gạo, giá úp bát đĩa tủ bếp trên, giá úp xoong nồi, khay để giã, tủ kho…

Chọn chất liệu phụ kiện tủ bếp
Hiện nay, phụ kiện tủ bếp thường được sử dụng 2 loại chính là inox phổ biến là inox 201 mạ crom và inox 304.
- Phụ kiện tủ bếp inox 304: Đây là loại vật liệu bền bỉ và cao cấp nhất hiện nay. Inox 304 được đánh giá cao về độ cứng cáp khả năng chống ăn mòn và chống oxy hóa cao. Đặc biệt, kể cả khi sử dụng trong thời gian dài thì phụ kiện vẫn không bị han gỉ. Khi có vết ố vàng thì người dùng chỉ cần lau sạch bằng vải mềm là sản phẩm sẽ trông như mới. Mặc dù vậy giá thành phụ kiện inox 304 luôn cao hơn so với inox 201.
- Phụ kiện tủ bếp inox 201 mạ crom: Những loại phụ kiện này có ưu điểm là giá thành vừa túi tiền và vẻ ngoài sáng bóng. Vì vậy phụ kiện inox 201 là sự lựa chọn hoàn hảo cho những gia đình có ngân sách hạn chế. Mặc dù inox 201 nhanh bị han gỉ hơn so với inox 304 tuy nhiên lớp mạ crom dày dặn đã giúp tăng khả năng chống mài mòn của sản phẩm.

Chọn kiểu dáng
Về mặt kiểu dáng, phụ kiện nhà bếp hiện nay thường được chia thành hai loại phổ biến đó là:
- Phụ kiện inox hộp: Loại phụ kiện này có kết cấu dạng hộp kín đáo, giúp bảo vệ an toàn cho các vật dụng nhà bếp của bạn. Tuy nhiên, điểm trừ của thiết kế dạng hộp đó là phụ kiện dễ bị đọng nước. Từ đó khiến cho các loại vi khuẩn có hại sinh sôi phát triển. Do đó trước khi sắp xếp vật dụng nhà bếp vào giá kệ inox hộp, bạn nên lau khô hoặc sấy khô bằng máy.
- Phụ kiện inox nan: Đây là thiết kế phụ kiện thanh thoát và linh hoạt. Phụ kiện tủ bếp inox được cấu thành từ các nan đan xen để đảm bảo sự thông thoáng. Nhờ kiểu dáng này mà vật dụng nhà bếp nhanh ráo nước và luôn khô ráo, sạch sẽ. Phụ kiện inox nan có 2 loại đó là dạng nan dẹt và dạng nan tròn.

Chọn kích thước phụ kiện tủ bếp
Khi chọn mua phụ kiện tủ bếp thì các thông số về kích thước là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Mỗi loại phụ kiện tủ bếp đều đi kèm với 2 loại kích thước khác nhau, đó là:
- Quy cách sản phẩm (chiều rộng x chiều sâu x chiều cao): Đây là thông số phản ánh kích thước thực tế của sản phẩm. Khi lắp đặt sẽ cộng thêm kích thước của các loại ray cố định sản phẩm đi kèm.
- Chiều rộng tủ (phủ bì) = Kích thước ray + Kích thước thực của sản phẩm: Đây là kích thước cần có của khoang tủ dùng để lắp đặt phụ kiện.

Lưu ý quan trọng khi mua các phụ kiện tủ bếp
Các loại phụ kiện tủ bếp trên thị trường hiện nay vô cùng đa dạng, đem đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn. Tuy nhiên để tránh mua phải các sản phẩm kém chất lượng thì người tiêu dùng cần lưu ý những điểm sau:
- Chỉ lựa chọn các đại lý có giấy ủy quyền của hãng
- Đại lý cung cấp phụ kiện cần có địa chỉ, website, số điện thoại, email cụ thể, rõ ràng và nhất quán
- Nên ưu tiên những đại lý có showroom để khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm trực tiếp
- Chỉ lựa chọn những thương hiệu phụ kiện uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
- Lựa chọn sản phẩm được bảo hành chính hãng
Sự ra đời của các phụ kiện tủ bếp đã khiến cho căn bếp được khoác lên mình một diện mạo mới hiện đại và tiện nghi hơn. Hiện nay, ngoài các loại phụ kiện thì Tuấn Nghi cũng cung cấp các loại tủ bếp chất lượng cao, đa dạng mẫu mã. Tuấn Nghi cam kết sản phẩm được bảo hành chính hãng với dịch vụ hậu mãi uy tín. Liên hệ với Tuấn Nghi theo hotline 0906 883 163 hoặc 0903 332 741 để biết thêm chi tiết nhé.